HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP
HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP
10 BUỔI 4 Giờ/Buổi 2208 LƯỢT XEM
NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Tổng quan khóa học
- Trong khóa học này, học viên sẽ hiểu và nắm vững hoạt động của hệ thống VoIP, chi tiết thứ tự các gói tin trao đổi trong cuộc gọi VoIP, quy trình hoạt động của lưu lượng Voice trong mạng dữ liệu, ứng dụng được kỹ thuật đảm bảo chất lượng của dịch vụ VoIP trong mạng, và thiết kế, lập kế hoạch triển khai một mạng VoIP.
- Ngoài những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tích hợp một Integrate Gateways vào một mạng VOIP trong doanh Nghiệp, bạn sẽ tìm hiểu làm thế nào để xây dựng và thử nghiệm một mạng IP TELEPHONE NETWORK để áp dụng thực tế.
2. Mục tiêu khóa học
Cuối khóa học này, học viên có khả năng:
- Nắm vững các công nghệ VoIP, các giao thức báo hiệu voice phổ biến hiện nay: SIP, H323, ...
- Kiến thức về hoạt động tổng đài VoIP như Asterisk, Elastic, 3CX.
- Kiến thức về các hoạt động của các thiết bị Voice Gateway: ATA, Cisco Voice gateway.
- Đưa ra các phương án xây dựng, triển khai và vận hành khai thác các dạng hệ thống tổng đài Voice trên nền tảng IP của doanh nghiệp.
- Quản lý, duy trì và cấu hình các thiết bị Voice và Data Network.
- Tích hợp hệ thống, mở rộng quy mô hệ thống và kết nối các site tổng đài trung tâm lại với nhau.
- Kết nối tổng đài truyền thống analog với tổng đài IP. Xây dựng, quy hoạch và lên kế hoạch triển khai giải pháp tổng đài IP cho doanh nghiệp.
3. Thời lượng: 10 ngày, 6 giờ/ngày
4. Yêu cầu kiến thức
- Khóa học áp dụng cho học viên đã hoàn thành cấp độ 1 và đã học xong chương trình Triển khai hạ tầng mạng Cisco trong cấp độ 2 tại ITStarVN.
- Học viên có kiến thức về Linux và CCNA.
- Các đối tượng quan tâm đến công nghệ VoIP, muốn xây dựng tổng đài IP, Call Center cho doanh nghiệp.
- Học viên có kiến thức về Quản lý chất lượng dịch vụ mạng (QoS) sẽ thuận lợi trong việc học.
5. Nội dung chương trình học
Chương 1: Tổng quan về công nghệ VoIP
- Giới thiệu VoIP.
- Ưu điểm/nhược điểm của VoIP.
- Ứng dụng của VoIP.
- Chồng giao thức VoIP.
- H323.
- SIP.
- RTP.
Chương 2:Giao thức H323
- Các phiên bản H323.
- Các thành phần của hệ thống H323.
- H.323 Terminal.
- Gateway.
- Gatekeeper.
- Multipoint Control Units(MCU).
- Bộ giao thức H323.
- Call signaling H.225.
- Media control H.245.
- Audio coding G.711, G.722, G.723, G.728, G.729.
- Video coding H.261, H263.
- Data sharing T.120.
- Media transport RTP, RTCP.
- Quá trình hoạt động của H323.
- Phân tích các gói tin trong cuộc gọi H323.
Chương 3: Giao thức SIP
- Chức năng và vai trò của SIP.
- Ưu điểm của giao thức SIP.
- Địa chỉ SIP.
- Cấu trúc gói tin SIP.
- Các thông điệp của SIP.
- Các thành phần trong mạng SIP.
- Hoạt động của giao thức SIP.
- SIP Registration.
- SIP và Proxy Server.
- SIP và Redirect Server.
- So sánh giữa H323 và SIP.
- Phân tích các gói tin trong cuộc gọi SIP.
Chương 4: Tổng đài VoIP Asterisk
- Giới thiệu tổng đài Asterisk.
- Các tính năng của Asterisk.
- Mô hình thực nghiệm Asterisk.
- Triển khai tổng đài Asterisk trong mạng nội bộ.
Chương 5: Tổng đài VoIP Elastix
- Giới thiệu tổng đài Elastix.
- Các tính năng của Elastix.
- Mô hình thực nghiệm Elastix.
- Triển khai tổng đài Elastix trong mạng nội bộ.
Chương 6: Hệ thống VoIP 3CX
- Giới thiệu hệ thống 3CX.
- Các tính năng của 3CX.
- Các thành phần của hệ thống VoIP 3CX.
- Mô hình hoạt động của 3CX.
- Triển khai hệ thống 3CX trong mạng nội bộ.
Chương 7: Hệ thống VoIP của Cisco
- Giới thiệu hệ thống VoIP của Cisco.
- Các tính năng của Cisco.
- Các thành phần của hệ thống VoIP của Cisco.
- Mô hình hoạt động của VoIP của Cisco.
- Triển khai hệ thống VoIP trong mạng nội bộ.
Chương 8: Chất lượng dịch vụ Voice (VoIP Layer 2 QoS)
- Đánh giá chất lượng của VoIP.
- Các tham số chất lượng dịch vụ
- Băng thông.
- Mất gói tin.
- Độ trễ truyền gói tin.
- Độ Jitter.
- Echo.
- Kỹ thuật phân loại và đánh dấu dịch vụ Voice.
- Giá trị ưu tiên CoS.
- Gán giá trị trong Virtual LAN (VLAN) IEEE 802.1p/Q.
- Định dạng 802.1p/Q enabled Ethernet frame
- Ứng dụng QoS trong VLAN.